Ruồi nhà

Ruồi nhà : Musca domestica

 

- Khoảng 90 % ruồi hiện diện xung quanh con người chính là ruồi nhà. Ruồi là một mối phiền toái lớn nguy hiểm cho sức khỏe công cộng.

- Khoảng 100 bệnh nhiễm trùng đã ghi nhận được truyền qua ruồi, chúng không chỉ mang vi trùng gây bệnh mà còn thật sự truyền vi trùng qua phương pháp sinh học.

Ruồi nhà có thể truyền tác nhân gây bệnh như : bại liệt, bệnh đau mắt hột, viêm gan (A,E), sốt hồi qui do Rickettsiae, lỵ, tả, thương hàn và nhiều loại vi khuẩn StreptococciStaphyloccoci.

Ruồi nhà có thể truyền bệnh cho con người qua 3 con đường sau:

-          Ruồi mang vi trùng trên chân, lông và phần miệng. Thường các vi si vật tồn tại được 24 giờ và số lượng vi khuẩn ít không đủ gây nhiễm trùng trực tiếp (ngoại trừ Shigella). Tuy nhiên, nếu tác nhân gây bệnh được gây nhiễm cho thực phẩm thì sau đó chúng sẽ nhân lên đủ ngưỡng gây bệnh cho người.

-          Ruồi nhả lại trên thức ăn những đồ ăn cặn bả có nhiễm vi trùng.

-          Chúng gây nhiễm thực phẩm bằng những chất thải của chúng như phân, đây là cách lây nhiễm thường xuyên nhất.

Một số bệnh lây truyền do ruồi

Trypanosomiasis châu Phi : bệnh ngủ châu Phi

Bệnh ngủ Châu phi, hoặc Trypanosomiasis châu Phi. Bệnh Trypanosomiasis châu Phi giới hạn tại vùng châu Phi nhiệt đới giữa 15° vĩ bắc và 20° vĩ nam được truyền bởi ruồi Sté-sté (Glossia) . Bệnh được gọi là ngủ bệnh vì Trypanosome đưa đến  hội chứng viêm não- màng não, bệnh nhân ngủ gà ngủ gật ngày càng khó đánh thức và cuối cùng là hôn mê.

Tác nhân gây bệnh :  Trypanosomia prucei gambienseTrypanosomia prucei rhodesiense.

Bệnh trypanosomiasis châu Phi (African) khác với bệnh trypanosomiasis của châu Mỹ (American), gây ra bởi Trypanosoma cruzi và vector là Triatoma , có đặc điểm lâm sàng và liệu pháp điều trị khác biệt.

Onchocerciasis (Bệnh u giun chỉ)

Là một bệnh nhiễm giun mạn tính gây ra bởi Onchocerca volvulus, bệnh này không dẫn đến tử vong, nhưng là nguyên nhân đứng thứ hai gây mù trên thế giới tại châu Phi, bệnh còn được gọi với tên ‘’ River blindness’’.

Tác nhân gây bệnh:  Onchocerca volvulus một loài giun ký sinh trùng có thể sống tới 14 năm ở người. Con người là ổ chứa duy nhất của bệnh này.

Vector truyền bệnh : ấu trùng được truyền sang người bởi ruồi blackfly. Không phải tất cả ruồi đen là vectơ truyền onchocerciasis. Tại châu Phi, Simulium damnosum và  Simulium neavei là vectơ quan trọng. Trong thực tế  S. Damnosum chịu trách nhiệm trên 90% onchocerciasis. Ở Trung và Nam Mỹ, vectơ của onchocerciasis bao gồm S. ochraceumS.metallicum .   

Bệnh giun chỉ Loa loa (Loiasis) 

Loa loa là một loại giun chỉ sống trong mỡ dưới da, chúng thường được phát hiện khi di chuyển trong mắt. Loiasis lưu hành ở 11 quốc gia châu Phi và 12 triệu người bị nhiễm bệnh chủ yếu Cameroon, Equatorial Guinea, Gabon, Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hoà Dân chủ Congo.
Loiasis được truyền ruồi Chrysops silacea Chrysops dimidiata, Cả hai đều sống trong các khu rừng ẩm ở miền Trung và Tây châu Phi. Chrysop trưởng thành truyền microfilariae (ấu trùng) cho người khi hút máu.

Muiasis

Myiasis là bnh nhiễm ấu trùng ruồi trong các mô  thể của con người. Myiasis xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Myiasis hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ, người bị nhiễm trùng thường khi họ đi du lịch đến các khu vực nhiệt đới ở châu Phi và Nam Mỹ.

Trung gian truyền bệnh: ruồi Dermatobia hominis và C.hominovorax hoat động từ Mexico đến Nam Mỹ. Auchmeromyia luteola và anthropophaga Cordylobia phân bố ở phía nam sa mạc Sahara châu Phi. Wohlfahrtia magnifica lưu hành trong lưu vực Địa Trung Hải, Cận Đông, và Trung và Đông Âu; W.vigil hiện diện ở miền bắc Hoa Kỳ và Canada.

Leishmaniasis:

Là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do ký sinh trùng đơn bào Leishmania gây ra. Bệnh nhiễm Leishmania có hai nhóm bệnh : Leishmania tổn thương da và Leishmania tổn thương tạng. Leishmania tổn thương da là một bệnh lành tính, trong khi đó Leishmania tổn thương tạng có thể đưa đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Leishmania tổn thương da phổ biến nhất, Leishmania tổn thương da niêm thì rất hiểm gặp gây loét da niêm vùng mũi

miệng. Bệnh lưu hành ở động vật và người, bệnh được truyền bởi một côn trùng nhó có tên Sandfly.

Sandfly thuộc subfamily Phlebotominae, một vài loài trong số chúng hút máu động vật máu lạnh và một số khác hút máu động vật máu nóng.

Bệnh phân bố trên toàn thế giới, nhưng 90% trường hợp xảy ra leishmaniasis tạng ở  xảy ra ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sudan, Ethiopia và Brazil, trong khi 90% các trường hợp leishmaniasis tổn thương da xảy ra ở Afghanistan, Algeria, Iran, Ả Rập Saudi, Syria, Brazil, Colombia, Peru và Bolivia .

 

Bartonellosis: là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Bartonella bacilliformis, xảy ra ở dãy núi Andes

vùng của Peru, Ecuador, và tây nam Colombia. Vector truyền bệnh là sandfly Lutzomyia verrucarum

 và colombiana Lutzomyia. Có hai hình thức lâm sàng của bệnh: (1) sốt thiếu máu (sốt Oroya) 

và  (2) phát nốt sần  (Verruga peruana). sốt Oroya, giai đoạn cấp tính, xảy ra sau một thời gian 

ủ bệnh khoảng 3 tuần, các biểu hiện bao gồm bệnh hạch, gan lách to và thiếu máu (bệnh thường

 là nặng) . Tỷ lệ tử vong là khoảng 8%, với hầu hết chết vì thiếu máu cấp tính. Một vài tháng sau 

khi hết sốt, nhiều bệnh nhân phát triển sang thể Verruga peruana . Sần nốt Verruga thường mãn 

tính, kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, và chứa một số lượng lớn trực khuẩn B. bacilliformis

Điều trị kháng sinh có thể làm chậm sự ly giải của hồng cầu, nhưng không thể ngăn chặn sự phát 

triển tiếp theo của sần Verrugae[16].

Tularensis

Được mô tả đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1837, là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gram âm Francisella tularensis. Tên bệnh liên quan đến sự mô tả vào năm 1911 của một bệnh plaguelike ở sóc đất Tulare, California. Tiến sĩ Edward Francis,1928, mô tả bệnh bằng kinh nghiệm cá nhân của mình với hơn 800 trường hợp tularensis  được tìm thấy trên toàn thế giới trong hơn 100 loài động vật hoang dã, chim và côn trùng(xảy ra ở cả trên động vật thủy sản (muskrats và hải ly)), đây cũng là ổ bệnh tư nhiên.Bệnh được truyền qua vết cắn của ve, ruồi và muỗi.Đến nay, bệnh được phát hiện ở nhiều nước Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, châu Phi, Liên Xô (cũ), ở Việt Nam đã có nhiều thông báo về các vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch... Bệnh bao gồm nhiều thể: thể hạch, hạch loét, hạch mắt, hạch họng, thể bụng hay thể ruột, thể phổi (viêm phế quản, viêm phổi), thể lan tràn hay thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Tùy thể mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau[16,19].

                                                                                        Ths.Lý Huỳnh Kim Khánh

Tài liệu tham khảo:

[16] Jerome Goddard2008. Infectious diseases  and arthropode, seconde edition. Humana press.

[19] http://emedicine.medscape.com/article/787109-overview#a0104